Cuộc sống ngày một hiện đại nó lại tỷ lệ thuận với sức khỏe con người. Đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh thận lại tăng cao.
Trong khi đó, triệu chứng tổn hại thận lại thường rất mờ nhạt, khi bạn nhận biết thì bệnh đã khá nghiêm trọng. Dù “hầu như không có triệu chứng”, bệnh nhân vẫn có thể mất đến 90% chức năng thận khi phát hiện ra bệnh.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ bệnh thận là giữ kiểm soát đường huyết và huyết áp. Tăng huyết áp, tiểu đường là nguyên nhân gây ra 2/3 số ca suy thận. Bạn cũng nên đi khám sức khỏe mỗi năm, bao gồm cả kiểm tra máu. Nếu nồng độ của một phân tử gọi là creatinine quá cao, bạn cần thêm các kiểm tra khác về sức khỏe của thận.
Bạn cũng nên kiểm tra lại thường xuyên các loại thuốc mình uống. Các loại thuốc gây hại cho thận như vài loại kháng sinh hoặc thuốc chứa lithium, iodine cần được thay đổi. Và dù bệnh thận thường khá “im lặng”, có các dấu hiệu mà bạn cần cẩn trọng.
1. Tăng cân
Thận có chức năng loại bỏ chất thải qua đường tiểu. Nếu thận hoạt động chậm lại hoặc không còn hoạt động, chất lỏng này sẽ bị tích lại, có thể gây ra sưng dai dẳng trong các mô.
2. Đi tiểu ít hơn bình thường
Càng nhiều chất lỏng tích lại trong mô thay vì được thải khỏi cơ thể, bạn sẽ đi tiểu ít hơn dù vẫn uống lượng nước bình thường.
3. Cảm giác mệt mỏi hoặc buồn ngủ
Một phần chức năng của thận là điều hòa lượng hemoglobin. Khi quá trình này “hỏng hóc”, bạn có thể bị thiếu máu khiến năng lượng hoạt động giảm mạnh.
4. Mất cảm giác thèm ăn, thấy buồn nôn, khó có thể suy nghĩ rõ ràng
Các vấn đề này xảy ra khi chất thải bị tích tụ lại trong cơ thể, bắt đầu gây rối loạn các phần khác, bao gồm cả bao tử và não.
5. Huyết áp cao
Một khi thận bị tổn hại, chúng không thể điều hòa huyết áp hiệu quả. Áp lực máu trong thành mạch tăng lên lại càng gây hại cho mạch máu chảy đến thận, càng làm thận yếu hơn.
6. Nhịp tim bất thường
Thận tổn hại gây tích tụ kali và bạn có thể cảm nhận thấy nhịp tim của mình trở nên bất thường.