Những thực phẩm bổ dưỡng như mật ong, khoai tây, đậu đỏ,… cũng có thể biến thành sát thủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bất kì lúc nào lúc bạn không biết cách chế biến và ăn chúng đúng cách.
Khoai tây: Lá, thân và mầm khoai tây chứa độc tố glycoalkaloids, một chất độc có ở loài hoa có tên nightshades. Nếu để khoai tây ở nơi ẩm thấp hoặc nhiều ánh sáng, hay đơn giản là để quá lâu, khoai sẽ bắt đầu mọc mầm. Bạn nên bỏ khoai lên mầm vì dù có cắt mầm đi thì độc tố có thể vẫn còn trong khoai tây. Ảnh: WordPress.
Hạt điều: Các gói đề “Hạt điều sống” ở cửa hàng thực tế là đã được hấp để loại bỏ một chất có tên urushiol, chất có trong cây thường xuân. Ăn hạt điều sống có thể dẫn tới tử vong, đặc biệt với những người bị dị ứng thường xuân. Ảnh: Alibaba.
Đậu đỏ: Loại đậu này chứa độc tố lectin, có thể tiêu diệt các tế bào trong dạ dày. Do vậy, bạn chỉ nên ăn sau khi ngâm vào nước ít nhất 5 giờ đồng hồ. Ảnh: Alibaba.
Đậu ngự (đậu lima): Đậu ngự chứa hợp chất linamarin, có thể chuyển hoá thành chất hydrogen cyanide. Bạn nên xả sạch và nấu kỹ trước khi ăn. Ảnh: rareseeds.
Quả cơm cháy (elderberries): Loại quả này được dùng làm mứt, rượu, và trà. Tuy nhiên, hạt và lá cơm cháy có chứa rất nhiều glycoside. Nếu quả cơm cháy không được chế biến đúng cách hoặc chưa chín khi làm mứt hoặc rượu, bạn có thể sẽ bị nôn mửa hoặc hôn mê dẫn tới tử vong. Ảnh: WordPress.
Sắn: Nếu chế biến không đúng cách hoặc ăn sống, sắn có thể chuyển hoá thành hydrogen cyanide rất độc hại. Có 2 loại, sắn ngọt và sắn đắng. Sắn ngọt chứa hàm lượng độc tố ít hơn 50 lần so với sắn đắng. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, nó có đủ độc tố để giết chết một con bò mộng. Ảnh: Britanica
Cherry: Các loại hạt cherry, mận, đào, mơ đều chứa các hợp chất mà cơ thể chuyển hoá thành cyanide. Ảnh: verywell