PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết nhiều người có tâm lý mắc sốt xuất huyết (SXH) một lần, khỏi lo mắc lại. Thực tế, một người có nguy cơ mắc 4 lần SXH với 4 týp gây ra và lần mắc sau thường nặng hơn lần mắc trước.
Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
=>> Xem keo bong da
Nhiều người lầm tưởng, muỗi trong chuồng trâu bò… đốt gây SXH. Thực tế, đó là loại muỗi gây lây truyền bệnh khác, còn muỗi SXH lại rất thích sống gần người, trú ẩn ngay bên cạnh con người. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây… các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa …, không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20ºC.
Tại Việt Nam từ đầu năm đến nay ghi nhận gần 60 nghìn trường hợp SXH, trong đó hơn 50 nghìn trường hợp phải nhập viện, 18 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2016 số trường hợp nhập viện tăng 9,7%. Song số mắc vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (64,4%) và miền Trung (19,9%) so với tổng số trường hợp mắc bệnh của cả nước, do đây là khu vực bệnh lưu hành trong nhiều năm qua.
Theo thống kê từ báo sức khỏe và đời sống , khu vực miền Bắc có tỷ lệ mắc thấp hơn (12,4%), tuy nhiên gần đây có gia tăng số trường hợp mắc tại Hà Nội (số mắc tuyệt đối Hà Nội đứng thứ 3 cả nước, số mắc trên 100.000 dân đứng thứ 19).
Trước ý kiến cho rằng phun hóa chất diệt muỗi chưa triệt để, PGS Phu cho biết các hóa chất diệt muỗi lưu hành trên thị trường đều đã được Bộ Y tế cấp phép. Tuy nhiên việc phun thuốc cần có sự hợp tác, đồng thuận của người dân.
“Ví như một ngôi nhà 4 tầng, khi phun thuốc phải phun tất cả các tầng. Chứ chỉ cho dự phòng phun thuốc ở tầng 1, không phun ở tầng cao không có tác dụng bởi muỗi bay và di chuyển. Phun thuốc cũng cần thực hiện tại tất cả các nhà trong cùng một khu vực. Nhưng cơ bản nhất vẫn là các biện pháp ngăn muỗi đẻ trứng, bọ gậy mới ngăn được SXH”, PGS Phu nói.