Thói quen của một số người là uống vitamin để tăng cường sức khỏe vào buổi sáng cùng với một ngụm cà phê trước khi vội vã đi làm. Họ cũng đồng thời sẽ cảm thấy buồn nôn. Đó rất có thể do sự kết hợp của bốn yếu tố gây ra hội chứng khó chịu này. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu này có ảnh hưởng gì đến việc này hay không
1. Uống vitamin khi bụng đói
Điều này rất không nên. Khi bạn uống vitamin – bất kể loại nào – nó sẽ gây ra một vài khó chịu nhỏ khi dạ dày rỗng. Thường mất hai đến ba tiếng để vitamin qua ruột, lúc đó bạn sẽ không cảm thấy khó chịu và buồn nôn. Nếu bạn uống vitamin sau bữa ăn, bạn sẽ tránh được vấn đề này.
2. Bạn dùng nhiều vitamin gây kích ứng
Cảm giác khó chịu tùy thuộc vào loại vitamin sử dụng. Vitamin C, E, và sắt có xu hướng gây khó chịu đối với dạ dày hơn, theo Sonpal. Nếu sản phẩm bổ sung đa vitamin mà bạn sử dụng có liều lượng cao một trong số những vitamin này và bạn đang có vấn đề về dạ dày, bạn nên cân nhắc thay đổi loại khác nếu cần.
Bạn sẽ dễ bị buồn nôn nhiều hơn nếu bạn sử dụng cao hơn liều lượng cho phép trong khẩu phần hằng ngày. Cụ thể là 75mg vitamin C, 15mg vitamin E và 18mg sắt, theo Viện Quốc gia về thực phẩm bổ sung của Sở y tế – Hoa Kỳ, vì vậy hãy dùng vitamin theo thông tin trừ khi có lời khuyên cụ thể của bác sĩ.
Uống vitamin khi mang thai là một cách để bổ sung chất dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi, tuy nhiên có rất nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng nôn ói khi uống các loại vitamin trong lúc đói. Đặc biệt là vitamin bổ sung sắt, một trong những chất quan trọng cần được bổ sung.
Bởi sắt là một chất rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai, vì nó là thành phần không thể thiếu trong hồng cầu và tham gia việc tổng hợp các enzim trong cơ thể. Việc buồn nôn khi uống sắt có thể do những nguyên nhân sau.
Tuy nhiên nếu bạn uống các loại vitamin chứa sắt khi bụng đói sẽ dẫn đến buồn nôn vì sắt dễ gây “khó chịu” cho dạ dày. Để tránh được hiện tượng này, hãy ăn lót dạ trước khi uống vitamin bổ sung sắt khoảng 30 phút để dạ dày không bị kích thích gây buồn nôn.
Xem thêm: Tuyệt chiêu cho con bú đúng cách
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, loét tá tràng cũng nên cân nhắc việc uống sắt để không làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý về liều lượng đang dùng vì việc dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến thừa sắt và ảnh hưởng đến quá trình tạo máu ở thai nhi.
Tuy nhiên, một số phụ nữ lại gặp phải vấn đề với việc uống vitamin khi mang thai, đặc biệt là những loại chứa nhiều chất sắt.
Nếu gặp phải vấn đề trên, bạn nên kiểm tra hàm lượng từng chất được ghi trên bao bì. Trong trường hợp viên vitamin bạn uống chứa nhiều hơn 30 mg chất sắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang loại thấp hơn, miễn sao đảm bảo mẹ không bị nguy cơ thiếu máu.
Mẹ cũng có thể uống vitamin và ăn kèm chút thức ăn nhẹ hoặc uống trước khi đi ngủ để giảm tình trạng khó chịu.
Nếu kích thước của viên thuốc quá to, mẹ có thể chia làm 2 để uống hoặc chuyển sang viên nhai, uống vitamin dạng lỏng, viên bé hơn không chứa canxi… Mẹ có thể dùng thuốc chứa canxi riêng hoặc chăm uống sữa để cung cấp lượng canxi cần thiết.
Thêm vào đó, các mẹ cần lưu ý đến sự có mặt của vitamin B6 trong những viên thuốc bổ sung vì có thể giúp phụ nữ chữa buồn nôn trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, nên bổ sung axit folic thường xuyên. Phụ nữ dùng axit folic trong những tháng trước và sau khi sinh có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở bé lên đến 70%. Liều khuyến cáo của axit folic là 400 microgram (mcg) mỗi ngày nếu bạn đang cố gắng thụ thai và 600 mcg nếu biết chính xác đã mang thai.
"Chú ý: Những thông tin dự đoán trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và hoàn toàn miễn phí. Mong rằng anh em sẽ cẩn trọng, cân nhắc trước khi chơi và không chơi loto vì đó là bất hợp pháp, chỉ nên chơi lô tô do nhà nước phát hành vừa vui vừa đảm bảo ích nước lợi nhà bạn nhé!"